Theo thống kê, Việt Nam có khoảng 24,7 triệu trẻ em, trong đó 2/3 trẻ có thể tiếp cận thiết bị kết nối Internet. Số liệu báo cáo của UNICEF cho thấy, 82% trẻ em Việt Nam trong độ tuổi 12-13 tuổi có sử dụng Internet và con số này tăng lên 93% đối với trẻ từ 14-15 tuổi.
Theo đánh giá của các chuyên gia, mức độ tham gia các hoạt động trên không gian mạng của trẻ em ở Việt Nam là rất lớn và chưa bao giờ trẻ dành nhiều thời gian cho Internet như hiện nay. Việc tham gia hoạt động trên mạng mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng khiến các em phải đối mặt với rủi ro như tiếp cận với nội dung độc hại, bị phát tán thông tin riêng tư, nhạy cảm. Trẻ cũng có thể bị bắt nạt trực tuyến hoặc rơi vào tình trạng nghiện Internet.
Năm 2021, Chính phủ đã phê duyệt Chương trình “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021 - 2025”. Đây là lần đầu tiên, Việt Nam có một chương trình cấp quốc gia riêng về bảo vệ trẻ em trên mạng. Chương trình với mục tiêu kép là bảo vệ bí mật đời sống riêng tư và ngăn chặn, xử lý các hành vi lợi dụng môi trường mạng để xâm hại trẻ em, đặc biệt chú trọng đến việc tạo ra hệ miễn dịch số giúp trẻ tự nhận biết và có khả năng tự bảo vệ mình.
Chương trình không chỉ tập trung vào vấn đề bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng mà còn mong muốn thúc đẩy phát triển các sản phẩm, ứng dụng giúp các em truy cập, khai thác nguồn tài nguyên trực tuyến một cách hiệu quả và an toàn.
Ngay sau khi chương trình được ban hành, Bộ TT&TT đã có quyết định cụ thể hóa các nhiệm vụ nhằm tăng cường thông tin, tuyên truyền đến toàn xã hội về hiện trạng, các nguy cơ đối với trẻ em và kiến thức, định hướng trẻ tương tác an toàn, lành mạnh trên môi trường mạng.
Kế hoạch cũng đưa ra những khuyến nghị và tuyên truyền các kỹ năng số cơ bản cho trẻ em theo từng độ tuổi để biết tự bảo vệ mình và tương tác an toàn trên môi trường mạng; cách nhận diện, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em; đồng thời triển khai các biện pháp kỹ thuật để phát hiện sớm, chủ động phòng ngừa, ngăn chặn hành vi xâm hại trẻ em trên môi trường mạng. Từ đó, thúc đẩy việc nghiên cứu, xây dựng và triển khai hệ sinh thái các sản phẩm, ứng dụng của Việt Nam đáp ứng nhu cầu học tập, giải trí của trẻ em trên Internet.
Trên thị trường có một số sản phẩm, giải pháp được triển khai với mục tiêu bảo vệ trẻ em trên mạng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, các giải pháp công nghệ chỉ là một trong những phương thức để phòng tránh tác hại của môi trường mạng gây ảnh hưởng tới trẻ.
Ông Ngô Tuấn Anh, CEO Công ty An ninh mạng thông minh SCS cho rằng cha mẹ có thể sử dụng một số giải pháp chặn lọc nội dung độc hại để bảo vệ con em. Những giải pháp kỹ thuật sẽ giúp người dùng chủ động thích ứng kịp thời với nguy cơ trên mạng. Song các bậc phụ huynh phải trợ giúp để con có thể tự bảo vệ mình trên môi trường mạng. “Khi chúng ta cùng con tạo dựng cuộc sống an toàn hạnh phúc trên môi trường số thì cần áp dụng nhiều yếu tố, trong đó sự đồng hành của cha mẹ là quan trọng nhất”,ông Ngô Tuấn Anh nói.
Giống như nhiều học sinh mê khoa học khác, Andrew Jin quan tâm tới sự tiến hóa của loài người. Tuy nhiên, Jin – một trong 3 quán quân giành chiến thắng trong cuộc thi Tìm kiếm tài năng khoa học Intel với giá trị giải thưởng lên tới 150.000 USD – đã đưa đam mê của mình đi xa hơn.
Jin đã sử dụng thuật toán tiếp nhận tự động để tìm ra các đột biến trong gen người – loại đột biến mà một ngày nào đó có thể được sử dụng để sản xuất thuốc có khả năng đánh bại các loại bệnh như HIV và tâm thần phân liệt.
Ban đầu, nam sinh 17 tuổi muốn tìm hiểu cách mà con người đã tiến hóa trong 10.000 năm qua. “Tôi muốn làm vì tò mò. Tôi bắt đầu suy nghĩ về chọn lọc tự nhiên và tiến hóa. Chúng ta hiểu rất nhiều về lý thuyết nhưng chúng ta lại chẳng biết gì trên thực tế. Tôi tò mò về những đột biến gen giúp chúng ta trở thành một giống loài thông minh và khéo léo”.
Từ đó, Jin quyết định nghiên cứu 179 chuỗi DNA ở các khu vực khác nhau trên thế giới.
Mỗi chuỗi gen gồm 3 triệu cặp base DNA – quá nhiều nếu không có sự giúp đỡ của một thuật toán. Vì thế, cậu đã thiết lập một thuật toán tiếp nhận tự động và tìm ra 130 đột biến có khả năng thích ứng, liên quan tới phản ứng miễn dịch và trao đổi chất – những thứ đóng vai trò trong sự tiến hóa của con người.
Sau khi tham gia một chương trình nghiên cứu ở MIT vào kỳ nghỉ hè, Jin hoàn thiện hơn nghiên cứu của mình và tìm ra một số đột biến gen, trong đó có đột biến liên quan tới kháng viêm màng não và giảm tính mẫn cảm với những virus như cúm và HIV. Phát hiện này có thể được các công ty dược phẩm sử dụng trong việc phát triển một loại thuốc mới.
Jin cho rằng phát hiện của cậu hoàn toàn mới mặc dù đã có những nghiên cứu tương tự.
Tuy nhiên, vẫn còn là một con đường dài phía trước trước khi Jin có thể đưa nghiên cứu của mình vào ngành công nghiệp dược phẩm.
“Đã có bằng chứng rất chắc chắn về việc những đột biến này có khả năng kháng bệnh, tuy nhiên để chắc chắn, tôi sẽ phải làm những thí nghiệm sinh học để nghiên cứu cơ chế bảo vệ của chúng. Đó là việc mà tôi đang rất háo hức được thực hiện ngay bây giờ” – Jin nói.
Khi vào đại học (hiện Jin vẫn chưa chắc chắn sẽ vào trường nào), Jin dự định theo đuổi ngành khoa học máy tính hoặc sinh học.
Thế nhưng, đó cũng chưa phải là tất cả những gì nam sinh này thể hiện xuất sắc. Cậu còn là một tay chơi piano tài năng, từng biểu diễn ở Nhà hát Carnegie Hall (New York).
“Tôi còn là một hướng đạo sinh nhiệt tình” – Jin tiết lộ.
Có chủ đề “Liên kết ứng phó – chia sẻ nâng cao năng lực an toàn thông tin”, sự kiện CYSEEX 2022 tập trung vào 2 nội dung chính gồm diễn tập thực chiến an toàn thông tin và diễn đàn trao đổi, tìm ra cách giải bài toán an toàn thông tin trong kỷ nguyên số.
Đáng chú ý, trong khuôn khổ sự kiện này, 6 doanh nghiệp gồm MISA, Bảo Việt, Viettel Solutions, Bravo, Sapo và FSI đã cùng nhau thành lập Liên minh an ninh thông tin CYSEEX.
Theo ông Lữ Thành Long, Chủ tịch HĐQT Công ty MISA, liên minh sẽ giữ vai trò ứng cứu, hỗ trợ khi có thành viên bị tấn công hoặc xảy ra sự cố an toàn thông tin. Bên cạnh đó, CYSEEX còn là một diễn đàn để các thành viên chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm nhằm nâng cao năng lực phòng ngừa và ứng phó các sự cố về an toàn thông tin trên không gian mạng.
Khi chính thức đi vào hoạt động, Liên minh CYSEEX sẽ liên tục chia sẻ các nguy cơ về an toàn thông tin có thể ảnh hưởng đến hoạt động của các thành viên trong Liên minh kèm theo các giải pháp phòng ngừa, khắc phục.
Trường hợp thành viên của liên minh bị tấn công mạng hoặc gặp sự cố nghiêm trọng về an toàn thông tin mà không thể tự khắc phục, CYSEEX sẽ cử chuyên gia ứng cứu, hỗ trợ. Liên minh sẽ duy trì việc tổ chức diễn tập thực chiến hàng tháng và tổ chức hội thảo an toàn thông tin 2 năm/lần nhằm chia sẻ các kinh nghiệm thực hành cho các thành viên.
Trong phát biểu tại sự kiện CYSEEX 2022, Phó Cục trưởng phụ trách Cục An toàn thông tin Trần Đăng Khoa nhấn mạnh, chúng ta đang sống trong thời kỳ mà tấn công mạng đe dọa tới hoạt động của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân và rộng lớn hơn là đe dọa tới cả quốc gia.
Theo thống kê, từ đầu năm tới nay, Cục An toàn thông tin đã ghi nhận, cảnh báo và hướng dẫn xử lý 11.213 cuộc tấn công mạng gây ra sự cố vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam. Trong đó, có 3.930 cuộc tấn công lừa đảo (Phishing), 1.524 cuộc tấn công thay đổi giao diện (Deface) và 5.759 cuộc tấn công cài mã độc (Malware).
Cũng theo đại diện Cục An toàn thông tin, quá trình chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ đã và đang tạo ra thách thức vô cùng lớn cho những người chịu trách nhiệm về an toàn thông tin trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Chỉ 1 sự cố nghiêm trọng có thể làm ảnh hưởng, cản trở rất lớn đến hoạt động chuyển đổi số. An toàn thông tin trở thành yếu tố then chốt, trụ cột vững chắc đảm bảo sự thành công của chuyển đổi số.
Công ty MISA và các doanh nghiệp tham dự tập trận CYSEEX 2022 cũng đang chuyển đổi số mạnh mẽ cho nội bộ hoặc cung cấp các giải pháp, dịch vụ chuyển đổi số cho xã hội. Cùng với đó là dữ liệu, thông tin cá nhân của hàng triệu người dùng. Nếu hệ thống thông tin của doanh nghiệp chưa an toàn, đồng nghĩa với việc hàng triệu khách hàng phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ, rủi ro an toàn thông tin từ không gian mạng.
“Vì thế, hoạt động bảo đảm an toàn thông tin phải luôn được ưu tiên thực hiện và là yếu tố không thể tách rời, cần được gắn với chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Việc này sẽ không chỉ mang lại những trải nghiệm tốt nhất về sản phẩm, dịch vụ mà còn tạo lập niềm tin cho khách hàng, góp phần vào sự thành công của doanh nghiệp”, ông Trần Đăng Khoa nhấn mạnh.
Khẳng định quan điểm không ai có thể một mình an toàn trên không gian mạng, ông Trần Đăng Khoa đánh giá cao việc MISA khởi xướng và cùng các doanh nghiệp viễn thông, CNTT để thành lập Liên minh CYSEEX, với mục đích chia sẻ thông tin, phối hợp tổ chức diễn tập và hỗ trợ ứng phó sự cố.
“Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về an toàn thông tin, Cục An toàn thông tin cam kết sẽ luôn sát cánh cùng các doanh nghiệp trong công tác đảm bảo an toàn thông tin. Chúng tôi cũng sẽ đồng hành, hỗ trợ để Liên minh CYSEEX hoạt động hiệu quả, chất lượng”, đại diện Cục An toàn thông tin nói.
" alt=""/>An toàn thông tin phải được gắn với chiến lược phát triển doanh nghiệp